Mic hay micro phone thu âm máy tính là gì

Đăng ngày : 03/09/2021

Thực tế rất nhiều người sử dụng hoặc mua micro rồi nhưng thực sự cũng chưa hiểu sâu về micro và lựa chọn cho đúng thế nào ? Hôm nay tác giả bài viết xin trình bày tóm tắt và dễ hiểu để các bạn cùng nắm được bản chất Micro là gì ? cấu tạo ra sao ? hoạt động thế nào ?

Mic hay micro phone thu âm máy tính là gì 

Mic micro phone thu âm cài áo là gì

cấu tạo các mic micro thu âm máy tính và nguyên lý chuyển tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện

Micro là những bộ chuyển đổi từ các tín hiệu âm thanh ( các âm thanh anh chị nói ra) thành tín hiệu điện. tín hiệu điện này có thể là dòng điện hoặc điện áp mà tỉ lệ với tín hiệu âm thanh mà anh chị nói đó.

Phân loại Mic hay micro phone thu âm máy tính

các loại mic micro thu âm cài áo chuyên nghiệp giá rẻ

Các micro thường dùng nhất thường có các loại  : Micro dynamic – hay gọi là micro điện động; micro condenser – hay gọi là micro tụ điện, micro ribbon, micro crystal vv… Bên cạnh phân loại theo cơ cấu trên , micro có thể được thiết kế với các hướng thu âm thanh khác nhau và trở kháng khác nhau 

1.Với loại micro – dynamic

micro điện động - micro dynamic

Khi âm thanh phát ra đập vào các màng ở đầu micro làm cho cuộn dây trong từ trường . Theo nguyên lý cảm ứng điện từ, khu dây di chuyển trong từ trường thì sẽ sinh ra ở 2 đầu cuộn dây 1 dòng điện hoặc có thể 1 điện áp do mạch phía sau của micro nữa. Khi tin hiệu ra là tín hiệu điện rồi (dòng hoặc áp) thì dễ dàng được đưa vào các bộ khuyếch đại (bởi vì tín hiệu điện ra rất nhỏ nên cần khuyếch đại) và sau đo ra loa và phát ra âm thanh cho các bạn thấy đó.

Ưu điểm : Loại này rẻ và dễ gắn, thiết kế nhỏ gọn dễ dàng

Nhược điểm : độ đồng đều đáp ứng các tần số khác nhau không tốt như các loại micro condenser hoặc micro ribbon

Mic micro phone thu âm qua bộ khuyếch đại ra loa

Hình vẽ trên anh chị thấy âm thanh vào micro và chuyển thành tín hiệu điện đưa vào bộ khuyếch đại amplifier. Bộ khuyếch đại này cho đầu ra loa và phát ra âm thanh rất to

2.Với loại micro – Ribbon  

Mic micro phone thu âm ribbon

Nguyên lý : Cơ bản giống nguyên lý loại ở trên. Khi âm thanh phát ra, không khí nén và di chuyển vào micro làm di chuyển ribbon kim loại trong nam châm và phát ra điện áp tỉ lệ với tốc độ của ribbon tức là tỉ lệ với âm thanh phát vào micro 

3.Với loại micro – condenser   

micro điện dung micro condenser

Nguyên lý: Cơ bản cũng giống các loại trên, chỉ khác nhau về cách cấu tạo . Âm thanh nói ra áp vào làm thay đổi khoảng cách giữa các màng kim loại mỏng và làm thay đổi điện dung. Khi đó tín hiệu đầu ra là tín hiệu điện sẽ thay đổi theo .

Ưu điểm : Phù hợp cho nhiều ứng dụng thu âm

Nhược điểm : Giá cao và cần nguồn nuôi bên ngoài.

4.Với loại micro – Crystal

Mic micro phone thu âm crystal

Nguyên lý: Cơ bản cũng giống các loại trên, chỉ khác nhau về cách cấu tạo . Âm thanh nói ra làm cho áp suất vào các tấm áp điện piezo và ở đầu ra các tấm áp điện có tín hiệu điện áp hoặc dòng.Tín hiệu này sẽ tỉ lệ với âm thanh vào micro

5.Với loại micro – electret condenser

Nguyên lý: Khi có tín hiệu âm thanh transistor JFET mở ra có tín hiệu điện đầu ra lấy từ nguồn V+ và qua bộ khuyếch đại và đến cổng USB

Mic micro phone thu âm

Một số thuật ngữ khi chọn lựa Mic hay micro phone thu âm máy tính :

Polar pattern nghĩa là gì Khi anh chị đọc 1 catalog của 1 micro nào đó thường trên micro sẽ có polar pattern  ?

Polar pattern chỉ là hướng thu âm hay ghi âm của micro mà thôi, có loại micro thu âm ở 1 hướng (Cardioid) , có loại thu âm ở mọi hướng xung quanh (Omnidirectional)

Micro USB :

Mic micro thu âm có dây usb

Micro XLR 

mic micro phone thu âm có dây XLR

Dùng micro định hướng hay micro mọi hướng

* Micro định hướng :  Chỉ thu âm tốt theo hướng đã chỉ sẵn, giảm được âm các hướng khác không cần thu

* Micro mọi hướng : Thu âm được mọi hướng tuy nhiên bị ảnh hưởng tạp âm xung quang

Sensitivity – độ nhạy của micro là gì ?

Độ nhạy của micro: Nó thể hiện cường độ hay còn gọi là độ lớn của tín hiệu âm thanh mà micro của bạn có thể thu vào.

Nếu micro của bạn có độ nhạy càng lớn đồng nghĩa là chúng có thể hút được âm thanh ở xa hơn.

Trong kỹ thuật, độ to hoặc độ nhạy được đo bằng vôn và thường là mili vôn. Độ nhạy chỉ cho chúng ta biết đầu ra điện áp là nhiều thế nào. Cùng một mức âm xác định ở một tần số xác định. Nếu 2 micro  chịu cùng mức âm ở một tần số và nếu micro nào cho tín hiệu ra cao hơn thì micro đó có độ nhạy cao hơn ở tần số đó.

Nếu cùng một tiêu chuẩn, micro nào có dB lớn hơn thì micro đó nhạy hơn. Micro nhạy hơn thì có thể bắt được âm thanh ở xa hơn và do vậy có thể giảm khuyếch đại ( vì độ nhạy cao thì tín hiệu ra đã cao) và volume trên mixer thì đã tiết kiệm được nhiều. Nếu độ nhạy thấp thì bạn phải khuyếch đại lớn thì mới đạt được công suất. Muốn khuyếch đại lớn thì cần dụng thiết bị công suất lớn nên tốn kém hơn.

Frequency reponse- đáp ứng tần số  ?

- Frequency reponse là hạn định giải tần âm thanh mà thiết bị có khả năng thu hoặc phát được. hay nói khác nó là khoảng âm thanh có dải tần số nào đó thì thiết bị của bạn có thể bắt được hoặc phát được

Ví dụ : Micro có  Frequency Reponse là 40Hz … 16kHz. Thì Micro này có thể thu được từ tần số  40Hz … 16kHz còn tần số nằm ngoài dải đó thì sẽ không thu được. Thiết bị có thể thu phát được giải tần càng rộng thì càng tốt.

- Hz là đơn vị đo sóng âm. f =1/T. ví dụ f=20 Hz thì trong T=1 giây thì tín hiệu đó thực hiện được 20 chu kỳ

Tần số Hz càng lớn thì tín hiệu âm thanh thực hiện càng nhiều chu kỳ trong 1 giây nghĩa là càng nhanh.

Ví dụ : Tai của người bình thường có thể nghe được từ tần số 50Hz đến 16kHz. Thanh thiếu niên : Từ 40Hz – 18kHz. Người lớn tuổi : Từ 60Hz – 12kHz. Nghĩa là người càng nhiều tuổi thì dải nghe âm thanh càng giảm, tức là giảm thính giác.

Impedance trong micro là gì ?

Trở kháng Micro là một bộ phận quan trọng của Micro, trở kháng là sức cản của dòng điện xoay chiều.

Đơn vị của trở kháng là ôm,trong điên xoay chiều đó. Nếu Micro nhà bạn sử dụng bị nhiễu hay mất tín hiệu là do trở kháng Micro cao.

Chính vì thế, khi chọn mua Micro, bạn nên lựa chọn sản phẩm có trở kháng thấp, với giá trị khoảng 50 - 600 ôm.

Phạm vi hoạt động tốt nhất của trở kháng Micro là trong khoảng 50 - 600 ôm.

Micro có trở kháng thấp, thì Micro có ít điện trở, giúp ít nhiễu và mất tín hiệu. Một số phạm vi trở kháng thường gặp ở Micro như sau:

Nhỏ hơn 600 ôm: Micro có trở kháng thấp.

Khoảng 600 - 10000 ôm: Micro có trở kháng trung bình.

Trên 10000 ôm: Micro có trở kháng cao.

Proximity effect là gì ?

Hiệu ứng tiệm cận này có trong tất cả các loại micro điện động (Dynamic Mic): nếu ta càng đưa micro ra xa, thì độ lớn của âm thanh càng giảm, tuy nhiên tiếng bass-âm trầm- của micro sẽ giảm nhiều hơn là độ lớn âm thanh. điều đó có nghĩa là âm trung, âm cao âm trầm sẽ không giảm đồng đều mà âm trầm sẽ giảm hơn rất nhiều so với âm trung và cao. 
Hiệu qủa này hoàn toàn không có trong Condenser Micro. Micro condenser đưa ra xa nguồn phát thì âm thanh chỉ nhỏ đi chứ không mất bass. Chính vì điều này mà ta nên dùng micro condenser cho phát biểu, diễn thuyết vì khi micro để xa người nói, âm thanh sẽ không bị biến chất so với để gần.

So sánh giữa Mic hay micro phone thu âm máy tính loại điện động và điện dung

Micro điện động -Dynamic micro

Micro điện dung -Condenser micro

Không cần nguồn cung cấp như pin hay Phantom Power (trên mixer)

Phải có nguồn điện cung cấp như pin hoặc Phantom Power (trên mixer)

Có kích cỡ bình thường như chúng ta thường gặp

Có kích cỡ thay đổi từ rất nhỏ (như micro cài áo) đến lớn như micro dùng để thu

Độ nhạy thấp

Độ nhạy cao, hút xa

Giải tần giới hạn (thông thường từ 50Hz đến 16kHz)

Giải tần rất cân bằng từ 20Hz đến 20kHz

Khoảng dynamic nhỏ (xem ghi chú)

Khoảng dynamic rộng

Bị mất bass khi để micro xa

Không bị mất bass khi  để micro xa

Không thay đổi được Polar pattern và giải tần trên micro

Thay đổi được polar pattern và giải tần trên micro

Âm sắc ngọt và mềm

Âm sắc trung thực

Ứng dụng : thường dùng cho ca sĩ

Ứng dụng : thường dùng cho diễn thuyết, nhạc cụ,thâu thanh, hợp ca…

 Cách chọn lựa Mic hay micro phone thu âm máy tính

- So sánh và xem xét thật kỹ tính chất kỹ thuật của loại bạn dự định mua.

- Nếu bạn cần so sánh hai loại micro với nhau, bạn nên: để gain và volume của hai micro ở vị trí bằng nhau để tất cả tone của mixer (High, Mid ,Lo…) của mixer ở vị trí 0 (Ở giữa)

So sánh độ nhạy : Micro nào nhạy hơn, bắt tốt hơn, xa hơn, lớn hơn.

So sánh tiếng treble : độ cao, độ nhuyễn, trong…

So sánh tiếng bass : độ ấm, dầy của âm sắc.

So sánh tiếng mid : rõ lời, tiếng ca trội lên.

Có công tắc ? Công tắc có bị kêu khi tắt mở ?

Khi vuốt micro hay va chạm nhẹ, có phát ra tiếng lớn không ?

Tỷ lệ S/N là gì?

Signal-to-Noise Ratio là chỉ số đo lường giữa công suất của tín hiệu xuất ra và tạp âm. Đại lượng này được tính bằng decible (dB). Con số này càng cao càng tốt.

Ví dụ, khi trên nhãn thông số của microphone có ghi là SNR 100dB, nó giống như là công suất của tín hiệu âm thanh là 100db lơn hơn so với tạp âm (noise). Khi so sánh với microphone có SNR 70dB, thì rõ ràng 100dB sẽ tốt hơn.

Chú ý: Noise trong định nghĩa âm thanh là những tạp âm mà chúng ta không muốn nghe. Nó có thể phát sinh do âm thanh bị nhiễu loạn trên đường truyền do từ tính, hoặc do thiết bị xử lý âm thanh không tốt. Signal thì là ngược lại, đây là những âm thanh tốt, lời bài hát, lời nhạc mà chúng ta muốn nghe.

Tỷ lệ S/N càng cao thì càng tốt. Nó minh chứng cho việc âm thanh không bị lẫn các tạp âm không tốt, giúp bài hát, lời nói được trong, sạch tiếng hơn.